Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Đăng ký nhãn hiệu cho công ty

ại Sao cần phải đăng ký nhãn hiệu? Một nhóm bạn tập hợp lại để kinh doanh. Nhiều ý tưởng được trình bày, ý tưởng nào thấy cũng có lý. Sau khi bàn bạc cá nhóm quyết định chọn phương án - chế biến một loại sản phẩm ăn nhanh, tiệnlợi và cần ít vốn nhất. Sản phẩm làm ra được mọi người chia nhau đem đến từng cơ quan, đơn vị bán. Lúc đầu, là bạn bè quen biết gọi điện thoại đặt mua. Sau đó là những người được bạn bè giới thiệu. Dần dà, hàng bán ngày một nhiều hơn, khách hàng rộng rãi hơn. Khi đó, nhóm bạn này mớithấy cần thiết phải đặt cho nó một cái tên để có thể tạo ra nhiều tàiliệu maketing cần thiết để truyền đạt đến khách hàng của mình. Một nhãn hiệu được ra đời.


Một nhóm bạn tập hợp lại để kinh doanh. Nhiều ý tưởng được trình bày, ý tưởng nào thấy cũng có lý. Sau khi bàn bạc cá nhóm quyết định chọn phương án - chế biến một loại sản phẩm ăn nhanh, tiện lợi và cần ít vốn nhất. Sản phẩm làm ra được mọi người chia nhau đem đến từng cơ quan, đơnvị bán. Lúc đầu, là bạn bè quen biết gọi điện thoại đặt mua. Sau đó lànhững người được bạn bè giới thiệu. Dần dà, hàng bán ngày một nhiều hơn,khách hàng rộng rãi hơn. Khi đó, nhóm bạn này mới thấy cần thiết phải đặt cho nó một cái tên để có thể tạo ra nhiều tài liệu maketing cần thiết để truyền đạt đến khách hàng của mình. Một nhãn hiệu được ra đời.

Bất ngờ, một ngày kia, họ tới tấp nhận được điện thoại than rằng, sản phẩm của họ không còn ngon, đậm đà như lúc ban đầu. Doanh thu sụt hẳn, chia nhau đi tìm hiểu, điều trahọ đã phát hiện ngoài thị trường bày bán tràn lan sản phẩm giả gắn nhãn hiệu của họ. Cả nhóm quyết chí phải tìm cho ra kẻ chủ mưu. Khi phát hiện, họ tìm đến cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại, nhưng không được giải quyết vì "không có bằng chứng nào chứng tỏ nhãn hiệu nêu trên thuộcquyền của họ". Khi đó họ mới nhận ra rằng, để được bảo hộ nhãn hiệu,trước hết phải đi đăng ký và được cấp bằng thì quyền sở hữu đối với nhãn hiệu mới phát sinh.

Yêu cầu thiết kế nhãn hiệu

Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,quốc huy các nước, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với biểutượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của tổ chức, cơ quan Nhà nước Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân củaViệt Nam, nước ngoài, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lần vớidấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổchức đó có yêu cầu không được sử dụng (ngoại lệ: chính tổ chức này đăng ký các dấu hiệu đó làm nhãn hiệu chứng nhận)

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu: Dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt để làm nhãn hiệu khi nó là: Hình và hình học đơn giản, chữ số,chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, (ngoại lệ: trừ trườnghợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu), dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sửdụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến, dấu hiệu chỉ thờigian, địa điểm, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ (ngoại lệ : trừ trường hợpđấu hiệu đó đã đạt được khá năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu), dấu hiệu mô tả hình thúc pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh, dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn, dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác, dấu hiệu trùng hoặc tương tự vớitên thương mại đang được sử dụng của người khác, dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng côngnghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn,ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu...

Muốn đăng ký nhãn hiệu cần phải có điều kiện gì?

Muốn đăng ký nhãn hiệu(ĐKNH) trước hết bạn phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp. Tiếp đến, bạn phải thiết kế cho minh một nhãn hiệu đáp ứng hai điều kiện:

Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ,hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãnhiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?

Tổ chức, cá nhân có quyền ĐKNH dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền ĐKNHcho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đốiviệc đăng ký đó.

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền ĐKNH tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đốivới dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.Tổ chúc có chúc năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồngốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền ĐKNHchúng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ đó.

Đăng ký nhãn hiệu bằng cách nào?

Quyền đăng ký nhãn hiệu: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất,kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn ĐKNH thông qua đại diện hợp pháp tại ViệtNam.Thủ tục đăng ký nhãn hiệu: Để xác lập quyền đối với nhãn hiệu, người yêu cầu cần nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu Trí tuệ).Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định, tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cầnbảo hộ (bao gồm: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận), Giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện), Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Căn cứ phát sinh quyền

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu Trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối vớinhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Điều 6 Luật SHTT). Giới hạn quyền: Chủ nhãn hiệu chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật SHTT. Việc thực hiện quyền của chủ nhãn hiệu không được xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 7 Luật SHTT).Như vậy, muốn được bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp phái tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu. Khi quyền được xác lập, chủ sở hữu có quyền khai thác tài sản của mình, có quyền cho phép hoặc ngăn cản người khácsử dụng (khai thác) tài sản đó và khi quyền bị xâm phạm thì pháp luật sẽ bảo vệ như bảo vệ quyền sở hữu tài sản.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Công ty  chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết tại thanh lap doanh nghiep

Các hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu

1. Tài liệu tối thiểu

(a) 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

(b) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá,dịch vụ mang nhãn hiệu

(c) Chứng từ nộp phí,lệ phí.



2. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây

(a) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận

(b) Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý)

(c) Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

3. Yêu cầu đối với đơn

(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ

(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt

(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ,sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm),trong đó có chừa lề theo bốn phía,mỗi lề rộng 20mm,trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn

(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp

(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập

(g) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu,nếu có) của người nộp đơn

(h) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương,từ hiếm,từ tự tạo). Ký hiệu,đơn vị đo lường,phông chữ điện tử,quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam

(i) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Để dễ dàng hơn trong thủ tục tại thanh lap cong ty

Khảo sát thị trường nâng cao kỹ năng tiếp cận khách hàng

Thực hiện khảo sát là phương pháp quen thuộc để nghiên cứu thị trường. Các kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng chiến lược và chiến thuật tiếp thị. Dưới đây là những bí quyết để thực hiện có hiệu quả các cuộc khảo sát thị trường.


1. Xác định mục đích của cuộc khảo sát
Doanh nghiệp cần xác định rõ những thông tin mà mình muốn khách hàng cung cấp, chẳng hạn, khách hàng có hài lòng với dịch vụ của mình không. Nên đi sát vào vấn đề cần tìm hiểu. Tránh việc thu thập quá nhiều những thông tin khác không nằm trong mục địch chính nếu không biết chắc mình sẽ làm gì với các kết quả thu được từ khảo sát.

2. Nguyên tắc KISS
Đây là viết tắt của "Keep It Short and Simple" (tức là: Ngắn gọn và đơn giản). Không nên làm cho khách hàng mất quá 10 phút để trả lời bằng câu hỏi. Thời lượng phù hợp nhất để trả lời bảng câu hỏi khảo sát là từ hai đến năm phút. Cũng nên thông báo cho khách hàng biết ngay từ đầu thời gian cần thiết để trả lời bảng câu hỏi khảo sát. Thực tế cho thấy thời gian trả lời là điều mà những người tham gia các cuộc khảo sát hay than phiền nhất.

3. Các câu hỏi phải đơn giản, dễ hiểu
Doanh nghiệp cần phải bảo đảm rằng những người tham gia khảo sát hiểu được câu hỏi. Không nên sử dụng những thuật ngữ chuyên môn hay làm cho câu hỏi trở nên quá phức tạp. Nên nhớ rằng các câu hỏi khảo sát được đặt ra đối với khách hàng - những người bên ngoài doanh nghiệp. Cũng không nên dùng các từ viết tắt bởi vì không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của chúng như nhau.

4. Đặt những câu hỏi không quan trọng ở sau cùng

Nên đặt những câu hỏi liên quan đến những thông tin không quan trọng ở sau cùng, bởi làm ngược lại, người tham gia khảo sát sẽ có thể bị mất hứng trả lời bảng câu hỏi ngay từ đầu. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn hỏi những thông tin mang tính cá nhân thì phải nêu rõ ngay từ đầu nguyên tắc bảo mật những thông tin này và phải nghiêm túc tuân thủ.

5. Đi vào vấn đề cụ thể

Nếu doanh nghiệp tiến hành các cuộc khảo sát dành cho một số lượng lớn khách hàng thì không nên đưa ra những câu hỏi mở, tức là những câu hỏi gợi ra cho người được hỏi nhiều hướng trả lời khác nhau. Điều này sẽ làm cho việc phân tích các kết quả khảo sát trở nên khó khăn. Tốt nhất nên đưa ra các câu hỏi chỉ cần trả lời có hoặc không, hoặc câu hỏi có nhiều câu trả lời để người được hỏi chọn lựa lấy một (trắc nghiệm).

6. Bảo đảm tính nhất quán
Nếu câu hỏi đầu tiên yêu cầu người tham gia khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 với 5 là mức độ thỏa mãn cao nhất thì những câu hỏi sau cũng phải tuân theo nguyên tắc này (tức là số 5 thêt hiện mức độ tốt nhất). Tuy cách soạn câu hỏi này có thể dẫn đến tình trạng người tham gia khảo sát trả lời câu hỏi quá nhanh, thiếu cân nhắc, nhưng vẫn tốt hơn trường hợp khách hàng trả lời sai nếu bảng câu hỏi không có tính nhất quán.

7. Tính logic
Các câu hỏi cần phải có sự liên quan với nhau. Thông thường, những câu hỏi đầu tiên sẽ bao quát hơn và nh ững câu hỏi đi sau sẽ đề cập vào từng vấn đề cụ thể. Không nên bắt đầu ngay bằng câu hỏi tương tự như "Tại sao bạn không thích sản phẩm A?". Những câu hỏi như vậy quá cụ thể và mang tính áp đặt. Thay vào đó, nên tìm hiểu người được hỏi có cảm nhận tích cực hay tiêu cực về sản phẩm A trước rồi mới tiếp đến câu hỏi lý do

8. Làm khảo sát thử nghiệm
Nên đưa bảng câu hỏi khảo sát cho một số nhân viên và khách hàng làm thử để tiết được thời gian cần thiết cho việc hoàn tất bảng câu hỏi là bao nhiêu và liệu các câu hỏi có gây ra sự lúng túng cho người được hỏi hay không. Bước thử nghiệm này rất quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp lại thường bỏ qua.

9. Tránh làm khảo sát vào cuối tuần và đầu tuần
Thời gian tốt nhất để gửi các bảng câu hỏi khảo sát đến khách hàng là từ thứ Ba đến thứ Năm trong tuần. Trong trường hợp các bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến khách hàng bằng thư điện tử vào ngày thứ Hai hay thứ Sáu, chúng thường bị bỏ qua. Lý do là người nhận không muốn đọc ngay những thứ không quan trọng đối với họ vào những ngày này.

10. Gửi thư nhắc nhở khách hàng
Nếu thực hiện khảo sát qua thư điện tử, hãy đặt ra thời hạn cuối nhận kết quả. Nên để cho khách hàng có đủ thời gian để trả lời các câu hỏi. Trước khi đến thời hạn cuối vài ngày, có thể gửi thư nhắc nhở khách hàng. Một số phần mềm có thể giúp doanh nghiệp làm việc này tự động.

11. Tạo ra các khuyến khích
Hãy làm cho khách hàng cảm thấy có lý do chính đáng để tham gia khảo sát. Thông thường, doanh nghiệp có thể gửi phiếu giảm giá hay tặng quà cho khách hàng nếu họ tham gia khảo sát.

Lựa chọn hình thức khuyến khích nào phải dựa trên sự quan tâm, sở thích của khách hàng. Chẳng hạn không nên tặng vé xem ca nhạc trực tiếp cho những khách hàng chỉ thưởng thức chương trình này trên truyền hình.

12. Chia sẻ kết quả với khách hàng
Nên chia sẻ các kết quả của cuộc khảo sát với khách hàng và công bố cho họ biết doanh nghiệp sẽ thực hiện những kế hoạch gì từ những kết quả này. Nếu cần thêm thông tin, doanh nghiệp có thể tiến hành các cuộc khảo sát khác. Tuy nhiên, nên nhớ rằng khi thực hiện khảo sát tức là phải nhờ cậy đến mối quan hệ với khách hàng và đừng nên làm dụng mối quan hệ này. Mọi chi tiết xin liên hệ : Thành lập công ty trọn gói

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Chiến lược quảng cáo đem lại thành công

Những chiến lược kinh doanh nhỏ đang được cải tiến liên tục đặc biệt là những cài tiến về kỹ thuật. Những chiến lược quảng cáo truyền thống đã từng hiểu quả từ 20, 10 hoặc thậm chí chỉ 5 năm gần đây có thể không còn đươc áp dụng nữa trong thị trường ngày nay. Đó là lý do tại sao bạn nên đánh giá lại chiến lược marketing kinh doanh của mình cho hiệu quả.


Chỗ đứng nào cho quảng cáo truyền thống.

Quảng cáo truyền thống bao hàm hình thức quảng cáo qua báo in, tạp chí in, radio, chương trình truyền hình, bảng hiệu quảng cáo hoặc thậm chí là thư giới thiệu gửi trực tiếp. Tuy nhiên những điểm cốt yếu của 1 chiến lược quảng cáo là nó phải đến được với khách hàng mục tiêu của bạn  Và thực tế những phương tiện truyền đạt truyền thống này đã gần như đánh mất đi sự hào quang của mình.

Sự bùng nổ của Internet đã đặt các tờ báo,tạp chí in vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn và thực tế các tờ báo và tạp chí đều phải thay đổi mình. Không thể ở ngoài cuộc chơi, hầu hết các tờ báo và tạp chí in hiện nay đều xây dựng những trang báo điện tử của mình. Sự đa dạng của các chương trình truyền hình cáp cũng đã tạo ra những thay đổi về khán giả, nó làm cho những nổ lực đến được với khán giả của bạn ngày càng trở nên khó khăn hơn. Và những bảng hiệu quảng cáo thì đã trở nên quá đắt đỏ và thực tế chỉ những công ty lớn mới có thể đáp ứng nổi chi phí này.

Kết hợp chiến lược truyền thống và hiện đại.

Bất chấp những tin tức tiêu cực vẫn còn những cách mà quảng cáo truyền thống có thể hoạt động hiệu quả cho công việc kinh doanh nhỏ của bạn. Chìa khóa ở đây là bạn đã phối hợp tất cả những hình thức quảng cáo của bạn và tìm ra 1 chiến lược marketing hỗn hợp hiệu quả và phù hợp nhất với việc kinh doanh của bạn.

Thực tế cho thấy nhiều người đã và đang dùng Internet để tìm ra nhiều những cơ hội kinh doanh và việc có 1 Website cho công việc kinh doanh của bạn là cốt yếu cho chiến lược marketing đồng bộ của bạn. Ví dụ, Bạn sẽ nhận được cái gì tại cuối mỗi chương trình quảng cáo truyền hình? 1 sự định hướng khách hàng tới Website của mình. Bảng hiệu quảng cáo cũng vậy đó là những công cụ để liên kết đến Website của bạn. Để chiến lược marketing nhỏ của bạn thêm hiệu quả, bạn cần có sự hiện diện của mình trên Internet thêm vào đó là 1 sự kết hợp với tất cả các hình thức quảng cáo của bạn.

Đây là 1 vài chiến lược bạn có thể dùng cho những cố gắng quảng cáo truyền thống.

Nguồn lực truyền hình cáp: Hầu hết các nhà cung cấp truyền hình cáp có rất nhiều nguồn lực sẳn có để giúp những nhà quảng cáo chuẩn bị 1 chương trình quảng cáo hiệu quả. Đọc kỹ những phương châm, lưu ý chất lượng và định dạng lại những nhu cầu. Điều này sẽ giúp bạn bổ sung chiến lược quảng cáo trên truyền hình nhằm mang lại nhiều lợi ích nhất.

Thuê những người viết chuyên nghiệp: Đừng tự viết chương trình quảng cáo của bạn.Dùng 1 copywriter chuyên nghiệp.Rất nhiều trung tâm truyền thành đều đưa ra những bản viết quảng cáo như một phần của chương trình quảng cáo chọn gói.

Tầm quan trọng của tiêu đề: Bạn có viết chiến dịch quảng cáo của mình hay thuê những người viết chuyên nghiệp điều đó không phải là điều kiện đủ. Tiêu đề mới chính là nhân tố quan trọng trong bất kỳ mục quảng cáo nào. Tiêu đề phải dễ nhớ, lôi cuốn và mang lại nhiều lợi ích cho người đọc, người nghe. Nó chính là nhân tố quyết định để bạn có đến được với khan giả mục tiêu của bạn hay không và Họ sẽ hướng ứng với phần còn lại của mục quảng cáo của bạn như thế nào. Vì vậy tiêu đề của bạn sẽ làm nên thành công hay làm hỏng toàn bộ mục quảng cáo của bạn.

Quảng cáo truyền thống không chết nhưng những yếu tố quan trọng của nó đang dần thu nhỏ đáng kể qua 10 đến 20 năm qua. Xem xét cẩn thận nguồn quảng cáo truyền thống của bạn đối với khách hàng mục tiêu và chiến lược đúng đắn chiến lược Marketing bạn hoàn toàn có thể thành công.

Bài học xương máu trên thị trường thế giới

Rất nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới đã phải trải qua những kinh nghiệm xương máu mới có được sự nhìn nhận đúng đắn về thị trường của chính mình. Qua những câu chuyện kinh doanh trong quá khứ, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm.


Trong cuộc gặp gỡ khách hàng cao cấp tại tập đoàn bút Parker vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước đã xảy ra một câu chuyện đi vào huyền thoại. Khi đó, Parker dường như đang mất phương hướng. Mặc dù, trước đó trong một thời gian dài, họ đã rất thành công trên thị trường, ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt những thách thức như hàng nhập khẩu giá rẻ, bút bi, bút bi cuốn xuất hiện…

Có thể nói, tập đoàn bút Parker đang bị mất cơ hội ở các thị trường truyền thống và đã đến lúc phải tìm ra một phương thức mới để cạnh tranh tại các thị trường nước ngoài. Trong bối cảnh này, thì cuộc gặp gỡ được đánh giá là mang tính chất chiến lược được diễn ra với một câu hỏi duy nhất trong chương trình nghị sự: “Thị trường của chúng ta nằm ở đâu?”. Câu trả lời cho câu hỏi này đã làm thay đổi toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ.

Mọi người trong cuộc họp phải trả lời câu hỏi cụ thể như thế này: “Lần cuối cùng bạn nhận được một chiếc bút Parker vào khi nào?”. Hầu hết các câu trả lời đều tương tự như nhau: đó là quà tặng nhân dịp sinh nhật, quà tặng nhân dịp lễ Giáng sinh, quà tặng hay phần thưởng cho một thành quả nào đó mà họ đạt được. Tập đoàn bút Parker đã đi đến kết luận rằng họ đang nằm trong thị trường kinh doanh quà tặng, không cùng với thị trường của những loại bút rẻ tiền khác.

Việc xác định đúng thị trường đã làm thay đổi hướng kinh doanh của tập đoàn bút Parker. Thay vì bỏ công sức tìm cách cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, họ tập trung vào việc thay đổi thiết kế và mẫu bao bì gói cho sản phẩm. Họ tăng ngân quỹ dành cho quảng cáo lên 60%. Họ nâng giá và bắt đầu chiến lược nhắm đến các đối tượng khách hàng là những người “sang trọng” và “có của”. Ngay lập tức, chiến lược của họ đã phát huy hiệu quả, vào thời điểm đó, khi thế giới đang rơi vào khủng hoảng, thì doanh thu của Parker đã tăng gần 50%.

Vậy, bạn đang ở trong thị trường nào? Bạn có biết chắc chắn USP (thuật ngữ marketing chỉ mũi nhọn bán hàng đơn nhất) của bạn không? Bạn có biết rằng hiện tại MacDonald’s xác định rằng họ đang nằm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Khi nghe thấy điều này, ngay lập tức mọi người có thể sẽ không tin vào tai mình, nhưng tại sao lại không? Vì đó là cách để MacDonald’s tồn tại lâu dài. Bạn hãy hình dung, nếu như ngày mai ngành công nghiệp ăn nhanh sụp đổ (mà điều này là hoàn toàn có thể), thì MacDonald’s sẽ như thế nào? Trong khi đó hãng lại đang sở hữu những địa điểm tốt, nằm ở trung tâm của mọi tụ điểm dân cư tại khắp nơi trên thế giới.

Xác định được thị trường là yếu tố thành công thứ nhất trong kinh doanh, Tiếp theo, các chuyên gia marketing cho rằng cần phải xác định tính chất của thị trường. Theo họ, thị trường có thể chia ra làm hai loại “thích nghi” và “hoàn hảo”.

Nếu như bạn đang ở thị trường “thích nghi”, bạn sẽ tiếp tục thích nghi, tiếp tục đổi mới và tìm kiếm những cơ hội mới. Đó cũng là trường hợp của công ty 3M. Công ty có doanh thu 20 tỷ đô la này trong nhiều năm qua. Họ luôn chứng tỏ sự thích nghi đến đáng kinh ngạc của mình.

Được thành lập tại Mỹ vào năm 1902 lúc đầu 3M chỉ là một công ty chuyên về khai khoáng thuộc bang Minnesota, cung cấp nguyên liệu để sản xuất giấy ráp. Trong suốt 100 năm qua, họ đã thay đổi và phát triển không ngừng trở thành một tập đoàn đa công nghệ - từ giấy ráp đến băng dính, băng ghi âm – băng từ, vi phim (micrôphim), máy chiếu, máy hô hấp nhân tạo, dược phẩm và các sản phẩm công nghệ cao. Và bí quyết thành công của họ là khả năng không ngừng thay đổi để thích nghi. Chính nhờ điều này mà họ chưa từng gặp phải một sự cố nào cả. Hiện tại, công ty có rất nhiều phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu tại 31 nước trên thế giới.

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thị trường của hai hãng Ferrari hay BMW thì lại khẳng định họ nằm trong thị trường “hoàn hảo”. Hai công ty đã không ngừng nghiên cứu để duy trì sự hoàn hảo và điều này tưởng chừng như rất dễ dàng nhưng không đơn giản chút nào. Ví dụ, BMW có khoảng hơn 100 nhân viên làm việc trong lĩnh vực công nghệ chuyển động và âm thanh. Họ có nhiệm vụ đảm bảo mọi tiếng động từ âm thanh của cái lau kính cho đến tiếng động của cánh cửa khi đóng mở phải thật sự hoàn hảo. Nhà thiết kế âm thanh trên máy tính - Christian Muhldorfer mô tả về âm thanh của một mẫu xe mới thiết kế như sau: “Khi chuyển động, cánh cửa hiện nay cho cảm giác tĩnh lặng tuyệt đối”.

Nếu bạn đang trong chiến dịch tìm kiếm sự “thích nghi”, bạn cần mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh. Bởi vì bạn đang đi trên một con đường với nhiều người khác. Nếu làm khác đi, thì thất bại là điều không thể tránh khỏi? Ví dụ, Gary Dicamillo, tổng giám đốc điều hành của tập đoàn Polaroid chuyên sản xuất máy chụp ảnh đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1998 rằng: “Một số người nghĩ rằng thời của nghề chụp ảnh đã sắp qua đi bởi mọi thứ trong ngành công nghiệp của chúng ta đã số hóa. Nhưng tôi không đồng ý với quan điểm này. Tôi cho rằng những vật tương tự như máy ảnh này sẽ vẫn tồn tại.”. Với suy nghĩ chủ quan đó, ba năm sau đó, công ty này đã phá sản với các khoản nợ lên tới hơn 1 tỷ đô-la.

Còn nếu bạn đang trong chiến dịch tìm kiếm sự “hoàn hảo”, bạn cần phải tránh cảm giác thỏa mãn với chính bản thân mình. Hãy lấy ví dụ từ câu chuyện Coca-Cola với sản phẩm New Coke xảy ra vào năm 1985. Luôn ở vị trí số 1 trong lĩnh vực đồ uống không có cồn suốt từ năm 1886, Coca-Cola bắt đầu phải đối mặt với hàng loạt thách thức trong nỗ lực duy trì vị trí thống trị. Mối đe dọa thực sự xảy ra khi Pepsi xuất hiện. Sự thành công của chiến lược “Sự thách thức của Pepsi” đã đem lại 5% thị phần của Coca-Cola cho Pepsi. Thậm chí đã khiến cho Pepsi bắt kịp Coca-Cola về lượng bán tại các siêu thị.

Trước tình hình liên tiếp đánh mất thị trường vào tay Pepsi, Coca-Cola đã làm gì? Công ty này đã rất hoang mang. Họ đã quyết định ngừng sản xuất loại nước uống truyền thống vẫn được yêu thích và mang lại thành công trong kinh doanh suốt gần 100 năm. Vào năm 1985, NewCoke ra đời với hương vị mới. Mặc dù nhiều cuộc thử nghiệm trước đó đều cho thấy người tiêu dùng rất thích hương vị của New Coke, nhưng không ai có thể lường trước được sự phản ứng quyết liệt của các khách hàng trung thành: “Mùi vị của nó giống như nước cống”, “Pepsi cũ 2 ngày”, “Thưa ngài, việc thay đổi Coke – (khách hàng trung thành thường gọi Coca-Cola bằng tên gọi Coke) giống như Chúa Trời làm cho cỏ bị úa”, hay tệ hại hơn nữa: “Các ông đã đánh cắp tuổi thơ của tôi”... Hơn 400.000 cuộc gọi và thư tay gửi tới trụ sở của Coca-cola yêu cầu lãnh đạo tập đoàn, ông Roberto Goizueto phải quay lại sản xuất loại nước uống truyền thống. New Coke chỉ tồn tại vẻn vẹn trong gần 3 tháng và được coi là “sự sai lầm thảm hại nhất của mọi thời đại”.

Vậy bài học mà chúng ta rút ra từ những câu chuyện này là gì? Chìa khóa của vấn đề này chính là việc đặt ra câu hỏi rằng bạn đang nằm ở thị trường nào và trả lời chính xác câu hỏi này. Bạn đang ở trong lĩnh vực kinh doanh quà tặng, hay là kinh doanh những sản phẩm mang tính chất đại chúng và không đắt tiền?”... Hãy đặt câu hỏi này cho những nhân viên trong công ty của bạn và cùng thảo luận. Hãy thu nhận càng nhiều câu trả lời càng tốt và hãy vẽ ra thành sơ đồ để thảo luận về vấn đề này. Đối tượng khách hàng của bạn là ai? Họ muốn gì? Những ai không phải là khách hàng của bạn? Điều quan trọng nhất trong kinh doanh đối với bạn là gì? Bạn đang ở trong lĩnh vực kinh doanh nào?

Đối với các yếu tố tạo nên sự “hoàn hảo” trong kinh doanh của bạn, bạn cần phải bảo vệ chúng. Đó là những yếu tố mà bạn không thể được thỏa hiệp, bởi vì chúng chính là những nét riêng biệt của bạn khiến mọi người mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khách hàng ở lại khách sạn Ritz-Carlton, mặc dù có thể đắt nhưng họ vẫn lựa chọn bởi vì họ biết họ sẽ được chăm sóc chu đáo. Điều gì sẽ xảy ra nếu như Ritz-Carlton đột nhiên giảm giá?...

Đối với những yếu tố “thích nghi”, phải nhìn nhận vấn đề cả ở bên ngoài lẫn bên trong. Nếu phải thay đổi để thích nghi thì liệu có ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của bạn không? Có mối đe dọa nào sẽ xảy ra không? Hãy xác định được mối đe dọa này trước khi nó tiêu diệt bạn.

Cuối cùng, rất ít thị trường là hoàn toàn “hoàn hảo” cũng như hoàn toàn “thích nghi” theo đúng nghĩa của khái niệm này. Linh hoạt và sáng tạo luôn là đặt tính quan trọng trong thế giới biến động không ngừng hiện nay.
Mọi chi tiết xin liên hệ : Dich vu thanh lap cong ty

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Thủ tục thay đổ trụ sở kinh doanh

Quý khách Scan qua email những thông tin và giấy tờ sau:

1. Giấy phép kinh doanh
2. Giấy chứng nhận Mã số thuế (nếu có)
3. Địa chỉ trụ sở mới dự định chuyển tới
4. Tên và số điện thoại người liên hệ

*Hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở doanh nghiệp:
1. Thông báo của người đại diện pháp luật về việc thay đổi trụ sở chính
2. Biên bản họp về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính (đối với công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty Cổ Phần)
3. Quyết định của Chủ tịch HĐTV/HĐQT về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính
Mọi chi tiết xin liên hệ : Tư vấn kinh doanh

Những quy định về vốn điều lệ

- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
- Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
- Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ.
Để hiểu rõ hơn về mức vốn điều lệ phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ phần vốn góp quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn chính xác nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ : Dich vu thanh lap cong ty

Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp này được định nghĩa là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp này được định nghĩa là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình.
Các bạn cần cung cấp giấy tờ và thông tin dưới đây để thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. CMND hoặc Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp (sao y công chứng không quá 3 tháng)
2. Thông tin về doanh nghiệp cần thành lập:
      - Tên công ty dự định thành lập
      - Địa chỉ công ty
      - Ngành nghề kinh doanh
      - Vốn điều lệ
      - Đại diện pháp luật
      - Cơ cấu tỷ lệ phần vốn góp
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân:
1. CMND hoặc Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp (sao y công chứng không quá 3 tháng)
2. Giấy đề nghị thành lập Doanh nghiệp tư nhân
* Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Ngành nghề có yêu cầu phải có vốn pháp định – Tham khảo chi tiết tại: Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
* Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác (đối với ngành nghề quy định phải có chứng chỉ hành nghề .
Mọi chi tiết xin liên hệ : thanh lap cong ty

Các loại doanh nghiệp mà bạn sở hữu

Làm sao để thành lập một doanh nghiệp, làm sao để một doanh nghiệp có đủ điều điều kiện hoạt động phù hợp với pháp luật? đó là những trăn trở của hầu hết những người mới bước đầu trở thành doanh nhân.

Nam Việt Luật sẽ giúp quý khách hàng giải đáp những thắc mắc một cách tận tình và chính xác nhất, chúng tôi cam kết tư vấn chuyên nghiệp và chính xác cách thức lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế, tư vấn cách thức điều hành quản lý trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp:
Các bạn cần cung cấp giấy tờ và thông tin dưới đây để thành lập doanh nghiệp:
1. CMND hoặc Hộ chiếu của các thành viên góp vốn (sao y công chứng không quá 3 tháng)
2. Thông tin về doanh nghiệp cần thành lập:
      - Tên công ty dự định thành lập
      - Địa chỉ công ty
      - Ngành nghề kinh doanh
      - Vốn điều lệ
      - Đại diện pháp luật
      - Cơ cấu tỷ lệ phần vốn góp

1. Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp này được định nghĩa là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình.
Tham khảo chi tiết: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
2. Công ty TNHH Một Thành Viên: Đây là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
Tham khảo chi tiết: Thủ tục thành lập công ty TNHH Một Thành Viên
3. Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: Loại hình doanh nghiệp từ 2 đến 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
Tham khảo chi tiết: Thủ tục thành lập công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên
4. Công ty cổ phần: Loại hình doanh ngiệp từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chi thành nhiều phần bằng nhau gọi lại cổ phần. Cổ đông công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.


Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần của chúng tôi:

Tư vấn trước khi thành lập công ty cổ phần:

- Tư vấn về lựa chọn tên, trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Tư vấn về cơ cấu góp vốn trong công ty.
- Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành của công ty (ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc).
- Tư vấn mối quan hệ giữa các chức danh quản lý.
- Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các cổ đông.
- Tư vấn phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh.
- Tư vấn về các tranh chấp thường gặp trong quá trình hoạt động công ty cổ phần và phương hướng giải quyết.

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (2 bản);

2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (cụ thể tham khảo mẫu) (1 bản)

3. Danh sách cổ đông sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông và đại diện pháp luật tại cột 18 và phần cuối trang. (theo mẫu qui định)(1 bản)

4. Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
a. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1 bản)
b. Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác , bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. (mỗi loại 1 bản)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng. (mỗi loại 1 bản)

5. Công ty kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (mỗi loại 1 bản),

6. Công ty kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ (mỗi loại 1 bản),

7. Bản kê khai thông tin đăng ký thuế (theo mẫu qui định) (1 bản)
Mọi chi tiết xin liên hệ : Dich vu thanh lap cong ty

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Dịch vụ mua bán công ty doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 145 Luật doanh nghiệp năm 2005 về việc bán doanh nghiệp:

     • Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó.

     • Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.

     • Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.

     • Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật này.

       Nhằm hỗ trợ cho quý doanh nghiệp hoàn tất thủ tục mua bán doanh nghiệp cũng như giảm bớt thời gian đi lại, thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện. Chúng tôi xin cung cấp dịch vụ tại Việt Trí Tín như sau:    

       1/ Quý khách sẽ được tư vấn về: Trách nhiệm của người mua: người mua doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của pháp luật tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, phải thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân mới có thể  đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh; tên doanh nghiệp; vốn điều lệ; thông tin đăng ký thuế… để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh sau khi thay đổi.

       2/ Hồ sơ của khách hàng sẽ được hoàn thiện trong thời gian sớm nhất ( không quá 24h ) sau khi Việt Trí Tín tiếp nhận đầy đủ thông tin của khách hàng qua điện thoại hoặc email. Chúng tôi sẽ cử nhân viên đến nhận các giấy tờ, thủ tục liên quan; hẹn địa điểm ký hồ sơ và nộp các hồ sơ theo mẫu quy định về việc

       3/ Nhân viên Công ty Sài gòn Bảo Tín sẽ luôn hỗ trợ quý khách trong quá trình nhận giấy chứng nhận đưng ký doanh nghiệp.


       A/  Thủ tục hồ sơ bao gồm:

1- Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân .

2- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người mua, người được tặng cho, người thừa kế: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

3- Hợp đồng mua bán/tặng cho doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng/ tặng cho doanh nghiệp (đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp); Giấy chứng tử/ Tuyên bố mất tích của Tòa án đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người được thừa kế (đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết, mất tích);

4- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;



      B/ Thời gian thực hiện dịch vụ:

       •      Giấy phép kinh doanh: 05 ngày làm việc
Mọi thủ tục bạn có thể liên hệ : Tư vấn kinh doanh

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, cháy, rách, nát doanh nghiệp có thể gửi Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  Theo quy định tại Điều 58 Nghị định Số: 43/2010/NĐ-CP về việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

      • Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp có thể gửi Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp

      • Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể  từ ngày nhận được Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

         Nhằm hỗ trợ cho quý doanh nghiệp giảm bớt thời gian đi lại cũng như những  thủ tục hành chính trong qúa trình xin cấp phó bản. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tại Việt Trí Tín như sau:

1/ Quý khách sẽ được tư vấn miễn phí về tình trạng Doanh nghiệp bị mất chứng nhận đăng ký kinh doanh và tìm ra giải pháp để Công ty quý khách đi vào hoạt động ổn định.

2/ Hồ sơ của khách hàng sẽ được hoàn thiện trong thời gian sớm nhất ( không quá 24h ) sau khi Việt Trí Tín tiếp nhận đầy đủ thông tin của khách hàng qua điện thoại hoặc email. Chúng tôi sẽ cử nhân viên đến nhận các giấy tờ, thủ tục liên quan; hẹn địa điểm ký hồ sơ và nộp các hồ sơ theo mẫu quy định.

3/ Được sự ủy quyền của Doanh nghiệp nhân viên Công ty Việt Trí Tín sẽ đại diện nhận lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đầu tư và giao tận nơi cho quý khách.

4/ Thời gian thực hiện dịch vụ:

Nhận lại Giấy phép kinh doanh: 05 ngày làm việc
Mọi chi tiết xin liên hệ : Dich vu thanh lap cong ty

NỘI DUNG NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA THÔNG TƯ SỐ 119/2014/TT-BTC



CỤC THUẾ TP.HỒ CHÍ MINH

THÔNG BÁO

V/v thực hiện Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014

của Bộ Tài Chính về chính sách thuế

Ngày 25/8/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung 7 Thông tư. Thông tư số 119/2014/TT-BTC có nhiều nội dung tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp và cắt giảm một số thủ tục hành chính thuế để tiết kiệm thời gian và chi phí của người nộp thuế; cụ thể một số nội dung chính như sau:

I. Sửa đổi, bổ sung TT 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của BTC về quản lý thuế:

1. Về hồ sơ kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (PPKT):

Hồ sơ khai thuế GTGT tháng, quý chỉ còn 5 mẫu biểu (mẫu số 01/GTGT; 01-1/GTGT; 01-02/GTGT; 01-5/GTGT; 01-6/GTGT); bỏ 4 mẫu biểu (mẫu số 01-3/GTGT; 01-4A/GTGT; 01-4B/GTGT; 01-7/GTGT).

2. Điều chỉnh nội dung một số biểu mẫu trong hồ sơ khai thuế GTGT theo PPKT:

- Bỏ các cột “ký hiệu mẫu hóa đơn”, “ký hiệu hóa đơn”, “mặt hàng” trên bảng kê hóa đơn chứng từ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT), mua vào (01-2/GTGT) và bảng kê 04-1/GTGT (đối với phương pháp trực tiếp).

- Bỏ nhóm 5 (HHDV không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT) trên bảng kê 01-1/GTGT; Bỏ nhóm 1 “HHDV không đủ điều kiện khấu trừ”, bỏ nhóm 5 “HHDV không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT” trên bảng kê 01-2/GTGT.
Mọi chi tiết xin liên hệ tại:http://thanhlapcongty78.blogspot.com/

Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể chỉ được đăng ký kinh doanh tại một điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.
Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
Đơn xin đăng ký kinh doanh.
Giấy CMND của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.
Danh mục ngành nghề cần có trước khi ĐKKD ( nếu có) theo khoản 3 điều 6 Nghị định 139/ 2007/ NĐ-CP ngày 05/9/2007.
Thời gian: 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ
Phí dịch vụ: 1.000.000 đ (Giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể)
Quy trình làm việc:
Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng qua điện thoại hoặc email
Hoàn thiện hồ sơ sau 24h nhận được đầy đủ thông tin của khách hàng
Hẹn khách hàng thời gian, địa điểm ký hồ sơ
Nộp hồ sơ sớm nhất có thể
Nhận Giấy phép kinh doanh tại SKH & ĐT
Giao Giấy phép kinh doanh cho khách hàng
Mọi chi tiết bạn có thể xem tại thanh lap cong ty

Giải thể doanh nghiệp tốc hành

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện tại sở kế hoạch và đầu tư như sau:
Bước 1.
Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Bước 2.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP.
Bước 3.
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp cho cơ quan thuế, cơ quan công an cấp tỉnh trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể hợp lệ của doanh nghiệp. Thông báo về việc đăng ký giải thể của doanh nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V-12 ban hành kèm theo Thông tư 01/2013.
Bước 4.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo về việc doanh nghiệp đã giải thể và xóa tên doanh nghiệp trong Sổ đăng ký kinh doanh nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có yêu cầu khác. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V-13 ban hành kèm theo Thông tư 01/2013.
Bước 5.
Đối với hồ sơ giải thể chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp đã có Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu, các giấy tờ phải nộp bổ sung hoặc phải sửa đổi của doanh nghiệp theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh không phải đóng dấu.
II. THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT:
1/ Thẩm quyền giải quyết:
- Cục thuế tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương: Giải quyết việc đóng mã số thuế
- Công An tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương: Giải quyết việc trả con dấu
- Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương: Giải quyết việc trả giấy chứng nhận đầu tư
2/ Thời gian giải quyết:
- Đóng mã số thuế: Dự kiến là 7-10 ngày làm việc
- Trả con dấu: Dự kiến là 2 ngày làm việc
- Trả giấy chứng nhận đầu tư: Dự kiến là 10 ngày làm việc
Mọi chi tiết xin liên hệ : sài gòn bảo tín

Dịch vụ kế toán doanh nghiệp

Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ khi sử dụng dịch vụ kế toán của TƯ VẤN  viên:
– Quý Khách Hàng chỉ cần chuẩn bị CMND các thành viên góp vốn và các thông tin trong phiếu thông tin này : PHIẾU KHAI BÁO THÔNG TIN.(nhấp chuột vào dòng chữ màu vàng-phiếu thông tin sẽ tự động dowload về máy tính)
– Giúp doanh nghiệp tiết kiệm 60.000.000 đồng/năm
– Luôn tư vấn, hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp
– Dịch vụ Kế Toán  giúp chủ doanh nghiệp cập nhật những thay đổi từ cơ quan thuế
– Kế Toán  đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ Kế Toán với hàng trăm khách hàng thường xuyên mỗi tháng thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh, nghành nghề khác nhau, chúng tôi sẽ giúp quý công ty khai báo thuế hiệu quả, chuyên nghiệp theo đúng quy định với chi phí thấp nhất.
– Quý Công Ty hoàn toàn yên tâm về khâu kế toán – khai báo thuế và không phải tốn những chi phí mua trang thiết bị như máy tính, máy in, phần mềm kế toán….
– Thực hiện đầy đủ các báo cáo gửi cơ quan thuế theo đúng quy định và luôn chính xác, kịp thời
– Có nhiều kinh nghiệm có thể đại diện cho doanh nghiệp để giải trình và làm việc với cơ quan thuế
Mọi chi tiết xin liên hệ : Tư vấn kinh doanh

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền xuất phát từ các sáng tạo trí tuệ cả con người (như tác phẩm văn học – nghệ thuật, khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch điện tự, chỉ dẫn địa lỹ, nhãn hiệu, tên thương mại…) Để có được các thành quả sáng tạo trí tuệ như vậy, cong người cần phải đầu tư chất xám, trí tuệ, công sức, tiền bạc, có nỗ lực trong hoạt động sáng tạo trí tuệ phải có lợi ích nào đó từ những nỗ lực này.
Bằng việc dành sự bảo hộ cho các tài sản trí tuệ, những nỗ lực sáng tạo trí tuệ như vậy sẽ được khuyến khích và các ngành công nghiệp dựa trên các sản phẩm sáng tạo như vậy có thể phát triển vì mọi người nhìn thấy rằng các sản phẩm như vậy mang lại sự đền bù về mặt tài chính. Bản chất của những sản phẩm mang tính sáng tạo là khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Do đó, quản lý tốt vấn đề Sở hữu trí tuệ có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng doanh thu, lợi nhuận cũng như các chỉ số tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp.
Ví dụ:  Trong các ngành công nghiệp sản xuất điện thoại di động. Phải đầu tư trong nhiều năm và có thể phải chi đến hàng trăm triệu bảng Anh (hoặc yên, rand, lia hoặc USD) cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (thời gian dành cho việc nghiên cứu để tạo ra, thử nghiệm cũng như để thực hiện các thủ tục xin phép chính phủ cho lưu hành sản phẩm) mới có thể đưa một sản phẩm điện thoại mới thì công ty sản xuất điện thoại ấy đã tạo ra các phần mềm, phần cứng, các ứng dụng tối ưu cho dòng sản phẩm điện thoại của họ nhằm phục vụ nhu cầu của từng nhóm khách hàng… Nếu không có sự bảo hộ quyền sáng chế, công ty như nêu trên sẽ đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh. Nếu không có sự bảo hộ nhãn hiệu, công ty không thể xây dựng được “uy tín thương hiệu” mà hy vọng là có thể tồn tại vượt ra khỏi thời gian bảo hộ sáng chế… Nếu không được bảo hộ theo các điều ước quốc tế và luật sở hữu trí tuệ thì các công ty dược như trên sẽ không nỗ lực thực nghiệm trong việc tìm kiếm các sản phẩm viễn thông kết nối mọi người gần nhau hơn. Như bạn có thể thấy trong ví dụ ngắn gọn này, nếu không có sự bảo hộ được nêu ở trên mọi người trên thế giới có lẽ đã không gần gũi với nhau dù ở cách xa cả nửa địa cầu như hiện nay… Quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể giúp mở rộng phạm vi bảo hộ những đối tượng khác như sự biểu hiện văn hóa bất thành văn và không được ghi âm của nhiều nước đang phát triển mà thường được biết đến dưới tên văn hóa dân gian. Với sự bảo hộ như vậy, những đối tượng này có thể được khai thác vì lợi ích của quốc gia có nền văn hóa đó.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Thật bất công nếu một người bỏ vốn đầu tư, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới cũng như đầu tư cho quảng cáo, khuyến mại để người tiêu dùng các sản phẩm mới cũng như đầu tư cho quảng cáo, khuyến mại để tiêu dùng biết và mua sản phẩm trong khi một người khác không phải tốn kém vẫn bán được hàng do nhái sản phẩm của người khác. Đây chính là chức năng tạo dựng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Bằng cơ chế bảo hộ độc quyền, pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ cũng như những hành vi bộc lô, sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ.. từ đó tạo dựng và bảo vệ được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa cá doanh nghiệp.
Bạn có thể tham khảo tại thanh lap doanh nghiep

Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

Nội dung thay đổi giấy chứng nhận kinh doanh:
– Quý Khách Hàng chỉ cần chuẩn bị CMND các thành viên góp vốn và các thông tin trong phiếu thông tin này : PHIẾU KHAI BÁO THÔNG TIN.(nhấp chuột vào dòng chữ màu vàng-phiếu thông tin sẽ tự động dowload về máy tính)
– Thay đổi ngành nghề
– Tăng giảm vốn điều lệ
– Thay đổi địa chỉ cùng quận
– Thay đổi thành viên, cổ đông
– Thay đổi người đại diện pháp luật
Chú ý: Mã hóa ngành nghề về ngành nghề cấp 4 (áp dụng đối với những công ty thành lập từ trước 15/07/2010) (200.000 – 500.000 đồng tùy theo số lượng ngành)
– Khắc dấu tròn Doanh nghiệp
Thời gian (ngày làm việc):
– 1 ngày soạn hồ sơ
– 5 ngày có giấy phép mới
– 1 ngày bàn giao giấy phép mới cho Công ty khách hàng
– 2 ngày cho khắc dấu
Tổng cộng (Chưa VAT): 700.000 đ/ nội dung (Bao gồm lệ phí nhà nước: 200.000 đ)
Lưu ý: thay đổi từ nội dung thứ 3 trở đi cộng thêm phí là 300.000đ / nội dung. 500.000 đ/ dấu (Bao gồm lệ phí nhà nước)
Nội dung thay đổi giấy chứng nhận kinh doanh:
– Quý Khách Hàng chỉ cần chuẩn bị CMND các thành viên góp vốn và các thông tin trong phiếu thông tin này : PHIẾU KHAI BÁO THÔNG TIN.(nhấp chuột vào dòng chữ màu vàng-phiếu thông tin sẽ tự động dowload về máy tính)
– Đăng ký thay đổi giấy chứng nhận ĐKKD và và thông tin đăng ký thuế
– Dấu tròn (dấu hộp vuông cao su loại tốt nhất)
– Chốt thuế tại cơ quan thuế cũ + chuyển thuế sang chi cục mới
– Thông báo phát hành hoá đơn + Liên hệ nhà in
Thời gian (ngày làm việc):
– 1 ngày soạn hồ sơ
– 5 ngày có giấy phép mới
– 2 ngày có con dấu mới
– 10 ngày có phiếu chuyển
– 5 ngày có hóa đơn tại chi cục  thuế mới
Tổng cộng (Chưa VAT): 2.500.000 đ (Bao gồm lệ phí nhà nước)
Nội dung thay đổi giấy chứng nhận kinh doanh:
– Quý Khách Hàng chỉ cần chuẩn bị CMND các thành viên góp vốn và các thông tin trong phiếu thông tin này : PHIẾU KHAI BÁO THÔNG TIN.(nhấp chuột vào dòng chữ màu vàng-phiếu thông tin sẽ tự động dowload về máy tính)
– Đăng ký thay đổi giấy chứng nhận ĐKKD và thông tin đăng ký thuế
– Dấu tròn (dấu hộp vuông cao su loại tốt nhất)
Thời gian (ngày làm việc):
– 1 ngày soạn hồ sơ
– 5 ngày có giấy phép mới
– 2 ngày có con dấu mới
– 1 ngày bàn giao giấy phép mới và dấu mới cho Công ty khách hàng
Tổng cộng (Chưa VAT): 1.300.000 đ (Bao gồm lệ phí nhà nước: Sở kế hoạch 200.000đ + Dấu tròn 500.000 đ)
Nội dung thay đổi giấy chứng nhận kinh doanh:
– Quý Khách Hàng chỉ cần chuẩn bị CMND các thành viên góp vốn và các thông tin trong phiếu thông tin này : PHIẾU KHAI BÁO THÔNG TIN.(nhấp chuột vào dòng chữ màu vàng-phiếu thông tin sẽ tự động dowload về máy tính)
– Đăng ký thay đổi giấy chứng nhận ĐKKD và và thông tin đăng ký thuế
– Dấu tròn (dấu hộp vuông cao su loại tốt nhất)
Thời gian (ngày làm việc):
– 1 ngày soạn hồ sơ
– 5 ngày có giấy phép mới
– 2 ngày có con dấu mới
– 1 ngày bàn giao giấy phép mới và dấu mới cho Công ty khách hàng
Tổng cộng (Chưa VAT): 1.500.000 đ (Bao gồm lệ phí nhà nước)
Nội dung thay đổi giấy chứng nhận kinh doanh:
– Quý Khách Hàng chỉ cần chuẩn bị CMND các thành viên góp vốn và các thông tin trong phiếu thông tin này : PHIẾU KHAI BÁO THÔNG TIN.(nhấp chuột vào dòng chữ màu vàng-phiếu thông tin sẽ tự động dowload về máy tính)
– Đăng ký thay đổi giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký mã số thuế (5 ngày)
– Dấu tròn (dấu hộp vuông cao su loại tốt nhất) (3 ngày)
Thời gian (ngày làm việc):
– 1 ngày soạn hồ sơ
– 5 ngày có giấy phép mới
– 2 ngày có con dấu mới
– 1 ngày bàn giao giấy phép mới và dấu mới cho Công ty khách hàng
Tổng cộng (Chưa VAT):
1.500.000 đ
(Bao gồm lệ phí nhà nước)
Quý Khách Hàng chỉ cần chuẩn bị CMND các thành viên góp vốn và các thông tin trong phiếu thông tin này : PHIẾU KHAI BÁO THÔNG TIN.(nhấp chuột vào dòng chữ màu vàng-phiếu thông tin sẽ tự động dowload về máy tính) Mọi chi tiết xin liên hệ : Thanh lap cong ty tron goi